Đăng trong Cơm suất

4 không khi ăn cua đồng hãy cùng shipdoan365 tìm hiểu nhé

Không “kén” người ăn như cua biển, từ xa xưa đến nay cua đồng luôn phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày những mâm cơm của mọi gia đình người Việt. Hương vị thơm ngon đặc trưng cùng tính dễ dàng tùy biến của món cua đồng nên đây là nguyên liệu được nhiều bà nội trợ yêu thích chế biến trong các bữa cơm gia đình.

 Tuy nhiên, khi lựa chọn chế biến các món ăn với cua đồng, quý bạn đọc cũng cần lưu ý một số điều sau đây mà Shipdoan365 đưa ra.
4 không khi ăn cua đồng

4 không khi ăn cua đồng

Không ăn đi ăn lại cua đồng

Khi chế biến cua đồng, nên chế biến đến đâu sử dụng hết đến đó, bởi thịt cua có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu… Đặc biệt trong tiết trời hè hay đang chuyển mùa. Việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể thịt cua bị biến chất, gây độc.

Không uống trà, ăn hồng khi ăn cua

Trong và sau khi ăn cua khoảng 1h không nên uống trà, vì có thể làm loãng axit trong dạ dày. Khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn dẫn đến đau bụng đi ngoài.

Không nên ăn cua cùng quả hồng vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt rắn lại. Chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Không ăn cua đồng chết

Infonet cho biết, cua chết không những làm mùi vị của món ăn kém thơm ngon mà còn sinh ra độc tố có hại rất nguy hiểm. Trong cua có rất nhiều loại dinh dưỡng, trong đó có axit amin histidine. Khi cua chết, hoạt chất này sẽ biến đổi thành chất độc histamine gây dị ứng hệ miễn dịch đặc biệt là trong các món bán đồ ăn đêm tuyệt đối không được dùng cua đồng chết.

Nếu càng để lâu, lượng chất độc histamine sinh ra càng nhiều, khi ăn vào sẽ gặp các triệu chứng nhiễm độc như đau bụng, đau đầu, choáng váng, tức ngực, ngạt thở và nôn mửa.

Không ăn “bọng hoi” (dạ dày)

Dạ dày là nơi chứa nhiều loài vi khuẩn gây bệnh và tạp chất có độc. Cua ở sông, hồ, biển thường ăn xác động vật hoặc các chất mùn, vì thế bề mặt cơ thể, mang và đường ruột của nó có chứa rất nhiều vi khuẩn và bùn đất.

Nhiều người do chưa rửa sạch cua, khi chế biến chưa nấu chín kỹ, nên khi ăn đã ăn cả những vi khuẩn gây bệnh lẫn những ký sinh trùng. Chuyện đau bụng hay đi ngoài vì thế khó tránh khỏi.

Những người tuyệt đối không nên ăn cua đồng

 Người bị cảm lạnh, tiêu chảy

Cua tính hàn, dễ gây đau bụng, tiêu chảy.Bởi vậy, với người tỳ vị hư hàn không nên ăn nhiều cua, nếu ăn mà xuất hiện các triệu chứng trên, có thể dùng bài thuốc tía tô (15g) phối hợp với sinh khương (gừng tươi).

Người bị dị ứng

Theo dân gian, những người có thể trạng dễ bị mẩn ngứa, mề đay nên hạn chế đồ ăn tanh. Một số người dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người, có thể xử trí bằng phương thuốc Nam gồm: hoàng bá 16g, tía tô 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g,kinh giới12g, sài hồ 12g, đinh lăng 16g, cành châu 16g, cam thảo đất 16g, cỏ mần trầu 12g, cát căn 16g, rau má 16g, bạch thược 12g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần. Tác dụng: chống dị ứng, giải độc, trừ tà.

Ngoài ra shipdoan365  cũng tìm hiểu được thêm rằng người có tiền sử cao huyết áp và tim mạch cũng không nên ăn cua đồng vì cua đồng càng béo ngậy thì hàm lượng chất béo trong cua càng cao. Việc ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao.

Bài viết hay: Một số công dụng thần thánh của thịt cá hồi

Bình luận về bài viết này